Vì sao chúng ta phải rửa tay ? Rửa tay thế nào cho đúng cách ?

1. Vì sao cần rửa tay đúng cách?

  • Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc. Vi khuẩn không chỉ tồn tại ở bệnh viện mà còn sinh sôi nảy nở. Ở những nơi có cửa đóng, mở, đông người và có nhiều người bệnh, chúng có thể ‘tiến hóa’ theo nhiều cách khác nhau và tạo ra các loại ‘vi khuẩn’ có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn này phát tán nhanh thông qua tiếp xúc của con người và tấn công các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư.
  • Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter…Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay.
  • Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay. Tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng việc rửa tay thường quy.
  • Trong công tác y tế, vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn
  • Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.
  • Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc (UFs).
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vệ sinh tay tại các bệnh viện có thể giảm số lượng ‘vi khuẩn tiến hoá’ có khả năng kháng thuốc. Các bệnh viện đều nắm rõ tầm quan trọng của việc này và chúng ta cũng nên ý thức rõ về điều này. Chúng ta nên quan tâm chăm sóc những người thân yêu của mình nhiều như vậy. Tay sạch sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm từ người và vật bị nhiễm khuẩn đồng thời ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh.

2. Chúng ta cần rửa tay khi nào?

  • Trong cuộc sống hàng ngày
  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Sau khi đi vệ sinh (đại tiện và tiểu tiện).
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
  • Sau khi chạm rác.
  • Trong các cơ sở y tế:
  • Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
  • Trước khi làm thủ thuật vô trùng
  • Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
  • Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
  • Sau khi chạm vào đồ vật, bề mặt xung quanh người bệnh

3. Quy trình rửa tay đúng cách bằng nước và xà phòng

  • Chuẩn bị:
  • Lavabo, vòi nước sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn.
  • Khăn hoặc giấy lau tay dùng một lần.
  • Các bước rửa tay: Rửa tay đúng cách là rửa tay với xà phòng, đúng quy trình, dưới vòi nước sạch chảy.

Bình luận

Trả lời